Kế hoạch và lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
Bộ GD&ĐT ban hành ngày 24/03/2025.
I. Lịch thi và Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi
1. Lịch thi
- a) Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2006:
- Ngày 25/6/2025: Sáng họp cán bộ coi thi, chiều thí sinh làm thủ tục dự thi.
- Ngày 26/6/2025: Sáng thi Ngữ văn (120 phút), chiều thi Toán (90 phút).
- Ngày 27/6/2025: Sáng thi các môn KHTN (Vật lí 50 phút, Hóa học 50 phút, Sinh học 50 phút) và KHXH (Lịch sử 50 phút, Địa lí 50 phút, Giáo dục công dân 50 phút), chiều thi Ngoại ngữ (60 phút).
- Ngày 28/6/2025: Dự phòng.
- b) Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018:
- Ngày 25/6/2025: Sáng họp cán bộ coi thi, chiều thí sinh làm thủ tục dự thi.
- Ngày 26/6/2025: Sáng thi Ngữ văn (120 phút), chiều thi Toán (90 phút).
- Ngày 27/6/2025: Sáng thi Bài thi tự chọn (Môn thứ 1: 50 phút, Môn thứ 2: 50 phút). (tham khảo: thi thử tiếng Anh tốt nghiệp THPT)
- Ngày 28/6/2025: Dự phòng.
2. Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức Kỳ thi
- Kế hoạch chi tiết được thực hiện theo Phụ lục I.
II. Công tác tổ chức thi cho các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình Giáo dục phổ thông 2006
- Các Sở GDĐT căn cứ số lượng thí sinh để bố trí điểm thi riêng.
- Việc tổ chức thi theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT và Công văn số 1277/BGDĐT-QLCL ngày 22/3/2024.
- Thí sinh có thể đăng ký dự thi, xét công nhận tốt nghiệp trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Sử dụng hồ sơ theo Công văn số 1277/BGDĐT-QLCL nếu đăng ký trực tiếp.
- Các mốc thời gian và mã hội đồng thi thực hiện theo Công văn này.
III. Công tác tổ chức thi cho các thí sinh dự thi theo Đề thi của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
1. Đăng ký dự thi, xếp phòng thi
- a) Đăng ký dự thi:
- Ảnh thí sinh trên hệ thống phải có độ phân giải tối thiểu 400x600 pixels, chụp kiểu căn cước và không quá 06 tháng trước khi nộp hồ sơ.
- Thí sinh phải sử dụng thống nhất một loại giấy tờ tùy thân (CCCD/ĐDCN/Số hộ chiếu).
- Thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ phải khai báo đầy đủ thông tin và minh chứng ưu tiên theo Phụ lục VIII.
- b) Xếp phòng thi:
- Nguyên tắc xếp phòng thi cho bài thi tự chọn: mỗi phòng thi chỉ bóc đề 01 lần cho mỗi môn thi; thí sinh đăng ký môn nào phải thi đồng thời môn đó khi đề đã được bóc.
2. Chấm thi
- a) Làm phách bài thi tự luận:
- Trưởng ban Làm phách/Tổ trưởng Tổ phách đặt mật khẩu khóa dữ liệu gieo phách và trực tiếp bảo quản mật khẩu.
- b) Chấm bài thi tự luận:
- Trưởng môn Chấm thi/Tổ trưởng Tổ Chấm thi tổ chức bốc thăm giao túi bài thi cho Giám khảo/Tổ Chấm thi.
- Không chấm xong vòng 1 mới chấm vòng 2.
- Sử dụng Mẫu Phiếu chấm dành cho Giám khảo lần thứ hai (Phụ lục III – mẫu 01) và Mẫu Phiếu thống nhất điểm (Phụ lục III – mẫu 02).
- c) Chấm bài thi trắc nghiệm:
- Hội đồng thi bố trí đủ máy quét ảnh (khổ A4, ADF, tốc độ tối thiểu 30 trang/phút, JPG gray scale, độ phân giải tối thiểu 200dpi, hỗ trợ TWAIN trên Windows 10+).
- Mạng LAN chỉ kết nối thiết bị phục vụ chấm thi, biệt lập, không có thiết bị thu/phát tín hiệu mạng không dây.
- Cấu hình máy tính, cài đặt và sử dụng phần mềm theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng.
- Đối với môn Tin học trắc nghiệm Đúng/Sai, thí sinh chọn 02 câu hỏi theo định hướng Khoa học máy tính hoặc 02 câu hỏi theo định hướng Tin học ứng dụng, không được làm cả hai.
3. Phúc khảo
- Thực hiện theo quy định của Quy chế thi.
- Ban Làm phách cử tối thiểu 03 người làm phách mới, cách ly từ khi làm phách đến khi chấm phúc khảo xong.
- Làm phách phúc khảo theo quy trình 1 vòng bằng phần mềm hoặc thủ công; dán kín phách cũ và đánh phách mới trước khi bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.
4. Nhập điểm bài thi tự luận
- Người Quản trị nhập điểm (thành viên Ban Thư ký) được cấp tài khoản phần mềm, phải đổi mật khẩu và bảo vệ.
- Các bước nhập điểm:
- Nhập điểm 02 vòng độc lập từ phiếu thống nhất điểm.
- In biên bản đối sánh, kiểm tra và nhập lại nếu có sai lệch.
- In biểu điểm (chỉ số phách, điểm), đối chiếu với phiếu thống nhất điểm, người quản trị chịu trách nhiệm về tính chính xác.
- Khóa chức năng nhập điểm.
5. Cập nhật điểm thi vào Hệ thống Quản lý thi
- Ban Thư ký nạp đĩa CD kết quả trắc nghiệm vào phần mềm, sử dụng chức năng “dữ liệu tổng hợp điểm thi” để xuất dữ liệu (tự luận và trắc nghiệm) gửi về Bộ GDĐT và Chủ tịch Hội đồng thi.
- Khi đối sánh dữ liệu, cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng vắng thi, đảm bảo không hiển thị điểm cho bài thi/môn thi vắng.
6. Bảo quản và lưu trữ bài thi sau chấm thi, phúc khảo
- Chủ tịch Hội đồng thi quyết định phương án bảo quản bài thi niêm phong đến khi phúc khảo xong, đảm bảo an toàn và bảo mật.
- Sau phúc khảo, niêm phong ổ cứng máy chủ chứa dữ liệu trắc nghiệm dưới sự giám sát của Trưởng ban Phúc khảo và công an; niêm phong riêng bài thi trắc nghiệm, bài thi tự luận đã phúc khảo kèm theo phách.
7. Xét công nhận tốt nghiệp THPT
- Học viên GDTX tự học có hướng dẫn được xét đặc cách theo Điều 40 Quy chế thi thì không cần điều kiện về hạnh kiểm.
- Thí sinh đủ điều kiện dự thi nhưng không có điểm trung bình cả năm lớp 12 thì chỉ dùng điểm thi để tính điểm xét tốt nghiệp.
8. Công tác phối hợp trong tổ chức Kỳ thi
- Sở GDĐT phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành địa phương, thực hiện đúng Quy chế thi, Công văn này và các hướng dẫn phối hợp khác.
- Công tác an toàn, an ninh theo văn bản số 3101/ANCTNB&QLCL ngày 11/5/2023.
9. Chế độ báo cáo
- Các sở GDĐT báo cáo kịp thời, đúng biểu mẫu, đầy đủ số liệu và kiểm tra chính xác trước khi báo cáo Bộ GDĐT.
- Nếu có tình huống bất thường ảnh hưởng đến các khâu của kỳ thi, phải báo cáo ngay về Thường trực Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.




















